4 tuyến giao thông từ TPHCM về miền Tây: Đường sắt cao tốc TPHCM – Cần Thơ, đường bộ ven biển phía Nam, Quốc lộ 50B, phà biển Cần Giờ – Tiền Giang là các dự án giao thông quan trọng được đầu tư trong thời gian tới nhằm giúp tăng kết nối giữa TPHCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Đường ven biển từ TPHCM đi dọc miền Tây
Tuyến đường bộ ven biển phía Nam kết nối TPHCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có tổng mức đầu tư khoảng 38.500 tỉ đồng (chưa bao gồm chi phí của các cầu lớn trên tuyến).
Toàn tuyến dài 428 km, quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế giai đoạn 1 là 80 km/h. Trong đó, đoạn qua TPHCM dài gần 21 km, Tiền Giang hơn 21 km, Bến Tre hơn 37 km, Trà Vinh hơn 59 km, Sóc Trăng hơn 88 km, Bạc Liêu khoảng 55 km, Cà Mau khoảng 105 km.
Hiện Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM đang lấy ý kiến các địa phương liên quan dự án để tổng hợp vào báo cáo chung, trình Bộ GTVT xem xét đầu tư trong thời gian tới.
Khi tuyến đường ven biển này hoàn thành, các xe sẽ dễ dàng đi từ Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh qua Bến Tre, Tiền Giang, Long An về TPHCM, rút ngắn khoảng cách hàng chục km, góp phần giảm ùn tắc, tai nạn cho quốc lộ 1A và Quốc lộ 50.
Ngoài ra, tuyến đường bộ ven biển kết hợp với các tuyến cao tốc trục ngang, như: Biên Hòa – Vũng Tàu, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng… sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông toàn bộ khu vực phía Nam.
Đường sắt cao tốc TPHCM – Cần Thơ
Tuyến đường sắt này được quy hoạch 10 năm trước, dài hơn 175 km, đi qua 6 địa phương, gồm: Bình Dương, TPHCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Điểm đầu tuyến ở ga An Bình (Thành phố Dĩ An, Bình Dương), điểm cuối tại ga Cần Thơ (quận Cái Răng).
Tuyến được xây theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ đường 1,435 m, tốc độ tối đa 200 km/h, tàu hàng 120 km/h; dự kiến chạy từ TPHCM đến Cần Thơ mất 45 phút.
Tổng mức đầu tư dự án hơn 9,3 tỉ USD (khoảng 220.000 tỉ đồng), được đề xuất đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Nhà nước chi trả tiền giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư huy động vốn xây dựng hạ tầng, thử nghiệm và bàn giao lại cho nhà nước theo hình thức hợp đồng BTL (xây dựng – chuyển giao – thuê dịch vụ).
Dự án đường sắt cao tốc TPHCM – Cần Thơ đã xong báo cáo cuối kì, Bộ GTVT đang lấy ý kiến các địa phương, hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự kiến trong năm nay. Sau đó dự án sẽ được trình cấp thẩm quyền quyết định trong năm 2024, hoàn thiện trình Thủ tướng, Quốc hội năm 2025. Dự án dự kiến được thông qua chủ trương đầu tư và khởi công trước năm 2030, hoàn thành trước năm 2035.
Quốc lộ 50B
Quốc lộ 50B kết nối TPHCM – Long An – Tiền Giang có tổng vốn đầu tư dự kiến 18.600 tỉ đồng, được Thủ tướng phê duyệt năm 2022.
Tuyến đường dài 55 km, rộng 78 m, điểm đầu tại đường Phạm Hùng (TPHCM), điểm cuối tại ngã ba Trung Lương (Tiền Giang). Trong đó, đoạn qua TPHCM dài 5,8 km, qua Long An hơn 35 km, qua Tiền Giang hơn 14 km.
Quốc lộ 50B hoàn thành tạo trục kết nối giao thông với đường Vành đai 3, 4 của TPHCM, góp phần tăng cường kết nối tới các cửa ngõ quốc tế bằng đường biển (cảng Hiệp Phước, cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép, cảng Long An) và đường hàng không (sân bay quốc tế Long Thành).
Phà biển Cần Giờ – Gò Công Đông
Tuyến phà biển này dài khoảng 12 km, với thời gian hành trình 30 phút từ xã Long Hòa, huyện Cần Giờ đi thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, và ngược lại.
Hiện doanh nghiệp khai thác đang đầu tư 2 phà biển có khả năng chở trên 250 hành khách, 100 xe máy và 15 xe ô tô. Kinh phí đầu tư ước tính 114 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2024.
Tuyến phà biển này khi khác thác giúp rút ngắn từ TPHCM đi Tiền Giang khoảng 100 km so với đường bộ. Ngoài ra, không chỉ đơn thuần kết nối giao thông, tuyến phà biển còn tạo điều kiện phát triển kinh tế, du lịch cho TPHCM và tỉnh Tiền Giang.
Tham khảo dự án Cát Tường Western Pearl tại TP. Vị Thanh, Hậu Giang
Kiến Phát Land – Mua đúng – Bán nhanh – Thuê dễ
- Tổng đài 24/7 về mọi nhu cầu mua-bán-thuê BĐS: 0389 389 886
- Tìm BĐS ưng ý tại đây
- Bán BĐS tại đây
- Cho thuê BĐS tại đây
Theo dõi và liên hệ với Kiến Phát Land tại các trang Mạng Xã Hội:
- Facebook tại đây
- YouTube tại đây