Room tín dụng là gì

Những ngân hàng nào được nới room tín dụng? Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo nới hạn mức room tín dụng cho nhiều ngân hàng thương mại. Theo đó, một số ngân hàng được nới room tín dụng với hạn mức cấp thêm từ 1-4%.

Thuật ngữ “Room” tín dụng trong ngân hàng có nghĩa là “giới hạn cho vay” của ngân hàng.

Ví dụ, Ngân hàng HDBank có vốn chủ sở hữu là 4000 tỷ, thì Room cho vay 1 khách hàng sẽ là 4000*15% = 600 ty. Đó là giới hạn cho 1 khách hàng được vay. Như vậy Room đó đã hết, khách hàng đó không thể vay trên 600 tỷ.

Vậy nếu khách muốn vay 1000 tỷ thì sao? HDBank và 1 vài ngân hàng khác sẽ “hợp vốn” để có room nhiều hơn cho 1 khách hàng.

Room tín dụng cũng có thể hiểu là dành 1 “số vốn nhất định” để cho vay 1 lĩnh vực “ưu đãi” nào đó. Khi đó, đã cho nhiều khách hàng vay rồi, thì đã hết room, không còn để cho vay tiếp.

Ví dụ, hiện nay Room cho vay “phi sản xuất” theo quy định của NHNN là 22% và sẽ xuống 16% vào cuối năm (31/12/2011). Nếu 1 NHTM A có tổng cho vay là 100,000 tỷ, thì room dành cho vay “phi sản xuất” chỉ là 16,000 tỷ. Đó là lý do tại sao các NHTM đang chạy đua để thu nợ từ các dự án bất động sản (đã lỡ cho vay trước đây), hoặc NHTM đang “né” sang 1 hình thức khác, để lách luật của NHNH.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm diễn ra vào sáng ngày 26/8, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chia sẻ thông tin mới nhất về lộ trình bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng.

Theo đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết chậm nhất là đầu tháng 9 sẽ thông báo về hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Thông tin trên được Thống đốc đưa ra trong bối cảnh kết quả thực hiện giải ngân gói hỗ trợ lãi suất (HTLS) 2% còn rất khiêm tốn sau 3 tháng triển khai.
Theo số liệu tổng hợp của NHNN, qua 3 tháng triển khai, doanh số cho vay được HTLS mới đạt gần 4.407 tỷ đồng đối với gần 550 khách hàng, dư nợ được HTLS đạt khoảng 4.300 tỷ đồng; dự kiến số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đến cuối tháng 8/2022 khoảng 13,5 tỷ.
Một điểm đáng chú ý là tại hội nghị tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% lần này, các ngân hàng không còn kiến nghị được tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng. Trước đó, cũng tại một hội nghị về triển khai Nghị định 31 do NHNN tổ chức vào tháng 5, các ngân hàng được đều đồng loạt đề nghị NHNN nước xem xét nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để triển khai gói hỗ trợ tốt hơn.
Những khó khăn được các ngân hàng nêu ra lần này chủ yếu liên quan đến việc xác định đối tượng thụ hưởng, điều kiện cho vay, loại tiền giải ngân, quy định phải có đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh… Đặc biệt, tâm lý e ngại của khách hàng khi tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước thì phải tuân thủ hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo số liệu NHNN, tính đến ngày 15/8, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,45 triệu tỷ đồng, tăng 9,62% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,68%). Với mục tiêu tăng trưởng 14%, trong hơn 4 tháng cuối năm, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế còn có thể tăng thêm 4,38%, tương đương quy mô khoảng 457.000 tỷ đồng.
Đại diện NHNN từng nhiều lần cho biết sẽ không thay đổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay và việc cấp ”room” sẽ dựa trên chất lượng tài sản, quy mô hoạt động của từng ngân hàng. Trong báo cáo về hoạt động điều hành tín dụng mới đây, NHNN cho biết đã phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng TCTD trên hai cơ sở chính.
Thứ nhất là theo kết quả xếp hạng từng TCTD theo các tiêu chí và chấm điểm quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN. Cụ thể, Thông tư 52 chấm điểm để xếp hạng các TCTD theo 6 tiêu chí, gồm: Vốn, Chất lượng tài sản; Quản trị điều hành, Kết quả hoạt động kinh doanh, Khả năng thanh khoản; Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường.
Thứ hai là xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như tiêu chí giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tiêu chí TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém… để làm cơ sở điều chỉnh tăng/giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD trong quá trình phân bổ/điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD.

15 ngân hàng được nới room tín dụng

5 tiêu chí điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố:

  • Kết quả xếp hạng năm 2021;
  • Ưu tiên các ngân hàng thương mại tham gia xử lý các ngân hàng yếu kém;
  • Ưu tiên ngân hàng thương mại tham gia xử lý quỹ tín dụng nhân dân yếu kém;
  • Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để khuyến khích các ngân hàng thương mại trong danh sách giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân;
  • Giảm trừ đối với các ngân hàng thương mại có tỉ lệ dư nợ cho vay thị trường 1 so với huy động vốn thị trường 1 cao.

Kiên định với mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng cả năm nay của hệ thống ngân hàng quanh mức 14%, ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thận trọng cấp thêm từ 1% đến 4% room tín dụng so với mức cũ, tùy từng ngân hàng. Có 15 ngân hàng được nới room tín dụng với mức điều chỉnh cấp thêm từ 1-4%.

Hạn mức tín dụng được cấp của một số ngân hàng nằm trong danh sách được nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lần này như sau: Sacombank (STB) 4%; HDBank (HDB) 3,4%; Tiếp theo là OCB (3,1%) và VIB (3%).
Một số ngân hàng được cấp thêm 2,7% gồm: Techcombank; MBBank. TPBank cũng được bổ sung thêm 1,2% hạn mức tăng trưởng tín dụng cho năm nay. Khối quốc doanh, Vietcombank được cấp thêm 2,7%, trong khi đó BIDV và VietinBank chỉ được cấp thêm 0,7%.
Như vậy, Sacombank là ngân hàng được giao thêm hạn mức tín dụng cao nhất khi được cấp thêm room 4%
Trước đó, Ngân hàng Nhà Nước cho biết hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Theo tính toán của SSI, mức tăng trưởng tín dụng còn lại tương đương với việc sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ về cho các ngân hàng, với mức dự báo hạn mức bổ sung sẽ vào khoảng 3 – 5%, tùy vào tình hình ”sức khỏe” của từng ngân hàng.
Ngân hàng Nhà Nước cũng cho hay, hết tháng 8/2022, mức tăng trưởng tín dụng đạt 9,91% – cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2 năm trước. Các ngân hàng gần đây cũng đã chạm trần tăng trưởng tín dụng được cấp từ đầu năm khiến người dân và doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay.
Do đó, dư địa cho vay còn lại trong 4 tháng cuối năm rất hạn chế, một phần do các ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng mạnh từ nửa đầu năm. Việc điều chỉnh room tín dụng đợt này của ngân hàng vẫn dựa trên đơn đề nghị của các ngân hàng thương mại và căn cứ điểm xếp hạng của Ngân hàng Nhà Nước.
Ngân hàng Nhà Nước cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục điều hành theo các nội dung đã đề ra tại Chỉ thị 01, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Trên đây là tổng hợp thông tin về những ngân hàng được nới room tín dụng. Đừng quên theo dõi Kiến Phát Land để cập nhật các thông tin hữu ích nhé.

Kiến Phát Land – Mua đúng – Bán nhanh – Thuê dễ

  • Tổng đài 24/7 về mọi nhu cầu mua-bán-thuê BĐS: 0389 389 886 

Theo dõi và liên hệ với Kiến Phát Land tại các trang Mạng Xã Hội: